Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Thuỷ quái kraken ! Bí ẩn dưới đáy đại dương

Một con thủy quái nguy hiểm đã bị phát hiện cách đây hàng trăm năm ở ngoài khơi vùng biển Kraken của nước Anh. Với các vòi dài hàng chục mét (!), nó đã quật ngã nhiều con tàu rồi lôi xuống đại dương. Chuyện là hư cấu dựa trên căn bản sự thật.

Từ thế kỷ 18, dân đi biển đã truyền tai nhau câu chuyện về nỗi kinh hoàng “kraken” – con quái vật xúc tu khổng lồ chuyên đánh chìm tàu bè trên biển. Những cuộc chiến ác liệt xảy ra giữa nó và cá nhà táng đã được nhiều cuốn sách miêu tả như cuộc chiến giữa các hải thần. Người ta thường gọi nó với cái tên: “quỷ đỏ”!

Tiến sĩ Steve O’Shea, chuyên gia nghiên cứu về cá mực nổi tiếng thế giới tại Đại học công nghệ Auckland (New Zeland), khẳng định: “Loài vật khổng lồ vốn được coi là “quỷ đỏ” ngoài đại dương ấy chính là những con mực thẻ phát triển dị thường. Điều này quả là đáng ngạc nhiên, nhưng trong môi trường rộng lớn và nhiều bí ẩn như biển cả thì mọi chuyện đều có thể xảy ra”.

Mô tả về mực khổng lồ đầu tiên xuất hiện từ 400 năm trước. Vào năm 1856, nhà khoa học Đan Mạch Japetus Streenstrup đã đặt tên cho con vật thân mềm dài hơn 13m mà ông từng thấy là mực khổng lồ. Thế nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại lại không tin rằng mực có thể đạt tới kích thước như vậy. Bởi vì họ chỉ thường chứng kiến những con cá voi nặng nhiều tấn bị sóng gió đại dương ném lên bờ. Năm 1925, trên cơ sở nghiên cứu những mẩu cánh tay mực dị thường tìm thấy trong bụng của cá nhà táng, giới khoa học mới thừa nhận rằng, thực tế có loài mực có kích thước lớn hơn cả cá voi. Dấu tích của cái mỏ vĩ đại để lại trên lớp da cá nhà táng sau những cuộc quyết đấu là một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của loài mực khổng lồ này. Tuy được mệnh danh là “quỷ đỏ” và dù được trang bị những chiếc mỏ lợi hại có thể xé toang vỏ những con tàu lớn nhất nhưng mực khổng lồ hiếm khi giành chiến thắng trước cá nhà táng.

Theo thống kê, trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm có đến hàng chục con mực thẻ khổng lồ tình cờ mắc lưới hoặc bị chết dạt vào bờ biển. Xác của chúng đã được tìm thấy ở Thái Bình Dương bên bờ biển Califorlia (Mỹ), ở bắc Đại Tây Dương và Na Uy cũng như tại biển Ấn Độ phía Nam châu Phi, nơi những dòng thủy triều nhiệt đới gặp gỡ những dòng xoáy, tạo ra “vùng mỏ” thức ăn dành cho những hải sản khổng lồ. Đa phần chúng có trọng lượng khoảng 1 tấn và chiều dài khoảng 15m. Có con trọng lượng lên đến hàng chục tấn và đạt tới độ dài hơn 20m. Tính đến nay người ta đã thu được trên 300 sản phẩm dị thường như thế từ đại dương và kỷ lục thuộc về xác con mực nặng gần 25 tấn mà người ta thu được cách đây chưa lâu tại khu vực Tasmania. Hiện mực khổng lồ được xếp vào loại động vật không xương sống lớn nhất thế giới.

Mực khổng lồ có những chiếc mai mà kích thước dài hơn cả chiếc xe buýt. Vũ khí săn mồi của nó là 8 cánh tay và 2 xúc tu với 25 cái móc như những chiếc răng ăn sâu vào cơ thể quay tròn 360 độ, ngoài ra nó còn có những ống hút để bảo đảm con mồi không chạy thoát. Những cái móc như những cái mỏ cực sắc và có sức mạnh kỳ lạ không chỉ giúp con vật bắt mồi mà còn để phòng vệ khỏi những cuộc tấn công của cá nhà táng. Mắt của nó lớn nhất trong tất cả các loài vật. Đường kính thủy tinh thể lên tới 38cm, tương đương chiếc mũ bảo hiểm. Mực khổng lồ tìm kiếm thức ăn bằng cách tỏa sáng dưới nước để soi rọi con mồi. Thức ăn chủ yếu là các loại cá, ấu trùng cua biển và đồng loại yếu ớt hơn. Chúng thường sống ở độ sâu khoảng 1.000m và có thể lặn xuống độ sâu 6.500 feet (1.981,2m).

Hiện mực thẻ khổng lồ đang là đối tượng nghiên cứu độc đáo và có sức thu hút nhất trong đại dương. Bởi vì quanh chúng còn có quá nhiều điều bí hiểm chưa khám phá ra. Hầu như người ta không biết nhiều về chúng, bởi chưa nhà khoa học nào có cơ hội quan sát chúng trong cuộc sống tự nhiên. Các nhà khoa học mới chỉ biết chúng qua những mẫu vật lọt vào lưới đánh cá hoặc bị giạt lên bờ khi đã chết. Những máy quay phim tự động gắn trên thân cá nhà táng chỉ ghi được độc nhất hình bóng chuyển động của chúng. Nhiều nỗ lực khác nhằm quan sát chúng trong môi trường bản địa đều thất bại vì chúng thường ở mực nước quá sâu. “Chúng ta hiểu về khủng long – con vật khổng lồ của thời tiền sử còn nhiều hơn là loài mực quái dị – con vật khổng lồ thời nay” – TS. Clyde Roper, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia ở Washington khẳng định.

Các nhà động vật học tại Viện Bảo tàng khoa học quốc gia Nhật Bản sau nhiều năm theo đuổi việc nghiên cứu con vật bí ẩn nhất dưới lòng đại dương này, đến năm 2006 mới chụp được những hình ảnh đầu tiên về nó khi nó đang tấn công con mồi ở độ sâu 900m trong làn nước lạnh lẽo và tối tăm của phía Bắc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những hình ảnh đó quá ít ỏi so với những điều người ta muốn biết.

Mới đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã quyết định đầu tư 1 triệu USD cho việc săn lùng hình ảnh tự nhiên về loài mực khổng lồ này. Các nhà khoa học sẽ mang theo một “chuyên gia lặn” bằng robot. Nó sẽ được thả xuống độ sâu 1.600m để quay phim và chụp ảnh. Tuy đã được tính toán kỹ lưỡng nhưng theo các chuyên gia, xác suất để robot gặp “quái vật” là khá nhỏ, bởi người ta chưa biết gì về thói quen sinh sống của chúng.

Theo số liệu của một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về thực phẩm và nông nghiệp thế giới, trong những năm qua, số lượng mực thẻ khổng lồ quái dị xuất hiện ngày càng nhiều trên các đại dương. Tổng trọng lượng của chúng ước tính đã nặng hơn cả trọng lượng của toàn nhân loại trên trái đất. “Những cái đầu có chân” đang dần dần chiếm lĩnh những vùng biển rộng lớn từng là lãnh địa của những loài sinh vật biển khổng lồ đã bị con người tiêu diệt nhiều như cá mập, cá voi, cá nhà táng...

Theo TS. Andrzei Koronkievicz – chuyên gia sinh học và đại dương học Ba Lan, người đã 25 năm nghiên cứu về mực thẻ khổng lồ thì đây là một sản phẩm dị thường được sinh ra từ sự biến đổi khí hậu của trái đất. Khí hậu ngày càng nóng dần, loài mực ngày càng có kích thước lớn hơn. Bình thường chúng sống ở vùng nước biển có nhiệt độ 7-10oC. Thế nhưng một khi nước ấm lên, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng sẽ tăng tốc khiến cho cảm giác đói bụng xuất hiện sớm hơn và thúc đẩy chúng ăn nhiều hơn bình thường. Kết quả công trình nghiên cứu nhằm xác định tốc độ phát triển của cá mực do ông thực hiện cũng cho thấy: Trong điều kiện ngoài đại dương, nhiệt độ nước biển cứ tăng 1oC sẽ làm cho trọng lượng cá mực tăng gấp đôi. Để có chiều dài hơn 10m, mực thẻ chỉ cần khoảng 24 tháng! Mực cái mỗi năm đẻ một lần. Vào mùa sinh sản, trong điều kiện bình thường một con có thể đẻ đến vài ngàn trứng, buồng trứng có cấu tạo giống hình nải chuối, đường kính mỗi buồng lên tới 2m. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học vẫn chưa chấp nhận cách giải thích này. Bí mật nào khiến loài mực trở thành khổng lồ vẫn là câu hỏi khiến giới nghiên cứu đau đầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét